NHỮNG LỢI ÍCH TỪ CÂY XƯƠNG RỒNG MANG LẠI MÀ ÍT NGƯỜI BIẾT

Cây xương rồng là loại cây đã quá quen thuộc với nhiều người, tuy có vẻ ngoài gai góc, xù xì, dễ làm tổn thương cho con người và các loài động vật, nhưng nó vẫn được sử dụng làm cây cảnh, thậm chí còn là một thành phần thuốc quan trọng và có tác dụng vô cùng hữu hiệu trong việc chữa một số bệnh. Cùng Mybest tìm hiểu chi tiết hơn về loài cây này nhé!

  1. Vài nét về cây xương rồng

cây xương rồng

Cây xương rồng còn có tên khoa học là Euphorbia Antiquorum L, thuộc họ Euphorbiaceae. Chúng thường sống ở các vùng sa mạc, hoang mạc, những nơi có nhiều cát và nhiệt đới. Cây xương rồng có đặc điểm như sau:

– Thân cây xương rồng có thể cao khoảng 8m, thân cây mọng nước, có thể phân ra nhiều cành.

– Lá cây rất ít, phần lớn đều là gai.

– Hoa mọc thành tán trông giống như sen đá, cuống hoa rất ngắn. Một số loài cây còn ra trái.

Cây xương rồng thường mọc thành bụi. Là loài cây ưa sáng, chịu hạn tốt, có sức sống mãnh liệt.

  1. Phân loại cây xương rồng

Hiện nay cây xương rồng có khoảng 2000 loại với các đặc điểm và đặc tính khác nhau. Tuy nhiên chỉ có một vài loại là phổ biến và được yêu thích, trồng như một loại cây cảnh, và có ý nghĩa trong phong thủy cực lớn. Dưới đây là một số loại cây xương rồng phổ biến nhất hiện nay:

Cây xương rồng tai thỏ

cây xương rồng

Cây xương rồng tai thỏ có tên khoa học là Opuntia Microdasys, có nguồn gốc từ Mexico. Sở dĩ có tên là cây xương rồng tai thỏ bởi nó có hình dạng giống đôi tai thỏ. Cây có kích thước nhỏ nhắn, có thể trồng trong chậu nhỏ để trên bàn trang trí. Cây xương rồng tai thỏ có thể nở hoa màu trắng hoặc mùa hè, thời điểm ra hoa là mùa hè. Tán cây có hình oval, được bao phủ bởi nhiều gai nhọn nhưng không quá sắc,

Cây xương rồng bát tiên

cây xương rồng

Cây xương rồng bát tiên có ưu điểm là ra hoa quanh năm. Thân cây cứng có đầy gai nhọn, nhưng lại nở hoa rất đẹp, màu đỏ bắt mắt cho cây có điểm nhấn. Đây là loài cây rất dễ trồng và dễ chăm sóc, không phải tốn quá nhiều công sức.

Cây xương rồng thanh sơn

cây xương rồng

Cây xương rồng này có hình dáng đúng như với tên gọi của nó, gồm nhiều nhánh nhỏ xếp xen kẽ trùng điệp như một ngọn núi nhỏ. Mỗi một nhánh sẽ có 5 cạnh, mỗi cạnh sẽ có nhiều gai từ trên xuống nhưng chủ yếu là gai tơ không sắc bén. Là cây xương rồng thích hợp để trang trí trên bàn làm việc, bàn học,…

Cây xương rồng bánh sinh nhật

cây xương rồng

Có hình dáng tròn trịa, như một chiếc bánh sinh nhật mini, có nhiều gai bao phủ tuy nhỏ nhưng gai nó khá cứng và có thể gây tổn thương nếu chạm phải. Vào mùa hoa sẽ ra hoa vô cùng rực rỡ. Cây xương rồng bánh sinh nhật có kích thước nhỏ nhắn, được trồng trong các chậu sứ, dùng để trên bàn làm việc như một món đồ trang trí.

Cây xương rồng trứng chim

cây xương rồng

Cây xương rồng trứng chim có hình dáng gồm nhiều cây nhỏ có hình tròn bao phủ với đầy gai góc nhưng không quá cứng. Nhìn tổng thể trông nó như những trứng chim được xếp trong chậu. Loại cây xương rồng này có 2 loại: một loại màu xanh nhạt và một loại màu xanh đậm. Hoa của chúng cũng có 2 màu: vàng nhạt và màu hồng.

Cây xương rồng kim hổ

cây xương rồng

Cây có dạng hình cầu, màu xanh đậm, được bao phủ bởi rất nhiều gai nhọn màu vàng. Sự tương phản giữa màu xanh của cây và màu vàng của gai, khiến cho cây càng thêm tươi mới. Thời điểm để cây ra hoa là vào tháng 6 tới tháng 10, hoa mọc trên đỉnh cây và có màu vàng nhạt đẹp mắt.

Tuy là cây chịu hạn, nhưng bạn cũng không nên để nó tiếp xúc quá lâu với ánh nắng.

  1. Tác dụng của cây xương rồng

cây xương rồng

Cây xương rồng có công dụng khá lớn trong y học cổ truyền. Mỗi một bộ phận của cây đều có công dụng riêng, đến nhựa cây cũng là một thành phần quan trọng trong các bài thuốc chữa bệnh.

– Thân cây: bên trong thân cây xương rồng có các chất có tác dụng sát khuẩn, chữa được các bệnh như đau răng, đau lưng, viêm da, mụn nhọt,…

– Lá cây: có thể thanh nhiệt , giải độc, chữa lành đinh sang, bí đại tiểu tiện,…

– Nhựa cây: có công dụng điều trị các bệnh như thấp khớp, xơ gan và các bệnh về da.

Những lợi ích từ cây xương rồng có thể đem lại như:

– Kháng viêm, giảm đau: phần nước được ép từ cây xương rồng có tác dụng lớn trong việc ngăn ngừa sự hình thành bạch cầu, giảm các tình trạng đau nhức xương khớp,…

– Kiểm soát đường huyết: đây là cây vô cùng thích hợp cho những người đang ăn kiêng, người bị đái tháo đường. Có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu.

– Ngăn ngừa lão hóa, tái tại và phục hồi da: trong cây xương rồng có các hoạt chất như Vitamin E và K, axid linoleic, Betanin có tác dụng dưỡng da vô cùng nổi trội. Ngăn ngừa lão hóa, xóa tan quần thâm mắt, làm mờ các vết thâm. Ngoài ra, các axid béo giúp làm mờ các vết nhăn, tái tạp và phục hồi da bị tổn thương.

– Chữa các bệnh về da: chất nhựa trong cây xương rồng có chứa thành phần kháng sinh, có thể điều trị các bệnh thấp khớp, mụn cóc và các bệnh về da. Ngoài ra, bạn dùng thân cây sắc lấy nước còn giúp chữa được bệnh gút.

  1. Lưu ý khi sử dụng cây xương rồng

cây xương rồng

Cây xương rồng tuy tốt nhưng mọi người cũng cần lưu ý khi sử dụng, bởi trong nó vẫn chứa các độc tố có hại:

– Trong nhựa cây có độc gây hại nên cẩn thận khi tiếp, tránh để nó tiếp xúc vào mắt và các vết thương hở.

– Nên sử dụng liều lượng vừa đủ, không nên lạm dụng trong thời gian dài, dễ gây ra tiêu chảy, kích ứng niêm mạc,…

Cây xương rồng có nhiều loại, không phải cây nào cũng có công dụng như nhau, nên cần cân nhắc kỹ.

– Một số bộ phận của cây xương rồng có thể sử dụng để chế biến thành món ăn, vậy nên cần thật cẩn thật khi sơ chế, bởi mủ của cây xương rồng có thể dẫn đến ngộ độc .

  1. Cách trồng cây xương rồng

Cây xương rồng không phải là cây quá khó trồng, bạn chỉ cần nắm rõ đặc tính của loài cây mà bạn định trồng, từ đó quan tâm tới đất trồng và môi trường mà nó có thể sinh trưởng.

– Đất trồng: chỉ cần là đất tơi xốp, có khả năng dễ dàng thoát nước. Hoặc bạn cũng có thể trồng nó trong tro, mùn cưa, trấu,… bởi loài cây này chịu hạn tốt và có sức sống mãnh liệt.

– Cách trồng: Bạn có thể trồng bằng hạt giống hoặc một nhánh được chiết từ cây xương rồng khác. Đối với cây được chiết, bạn chỉ cần dùng dao chiết một nhánh và để đến khi vết cắt khô lại thành sẹo thì cắm nó vào trong chậu được chuẩn bị từ trước.

– Tưới nước: Bạn chỉ cần tưới nước từ 2 đến 3 lần một ngày là đủ, không cần tưới quá nhiều.

KẾT

Cây xương rồng vốn không phải là loại cây hiếm có khó tìm, mà ngược lại rất phổ biến, mang đến nhiều công dụng vượt trội cho con người. Vì vậy mọi người đừng bỏ qua loại cây hữu ích này nhé.

Rate this post