Sự khác biệt giữ đứa trẻ ngủ với ông bà và với bố mẹ, đừng để 10 năm sau phải hối hận

Theo một số nghiên cứu uy tín, những đứa trẻ không ngủ với mẹ mà ngủ với bà sau khi trưởng thành sẽ có những tính cách không tốt.

Từ xưa đều cho rằng bố mẹ không bao giờ chăm sóc con cái tốt bằng ông bà chăm cháu. Ông bà rất quý các cháu vì vậy nên luôn giành thời gian rảnh rỗi để chăm chút cho những đứa cháu từ miếng ăn, giấc ngủ giúp các con của mình có thể an tâm đi kiếm tiền, phát triển việc làm ăn và sự nghiệp.

Trong khoảng thời gian sinh hoạt, ăn ngủ cùng ông bà tính cách của trẻ sẽ được hình thành khác với những đứa trẻ chung sống với bố mẹ. Cụ thể sẽ có những biểu hiện sau:

ông bà

1. Trẻ ở với ông và sẽ có khả năng tự chăm sóc kém

Những đứa trẻ được ngủ cùng ông bà sẽ trở nên mặc kệ và ỷ lại khi được ông bà làm tất cả mọi thứ cho họ như dọn dẹp giường, chuẩn bị quần áo và đắp chăn mỗi đêm. Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến khả năng tự chăm sóc bản thân của trẻ khi trưởng thành kém hơn so với những đứa trẻ ngủ với bố mẹ và không được chăm sóc kĩ càng như vậy.

Ngược lại, khi ngủ một mình, trẻ sẽ trở nên độc lập hơn và có thể tự đặt báo thức, tự tỉnh dậy và tự làm vệ sinh cá nhân.

ông bà

2. Trẻ ngủ với ông bà khiến giấc ngủ của cả 2 không đảm bảo

Vì rất quý cháu nên khi ngủ cùng ông bà thường chăm sóc cháu rất kĩ lường. Tùy vào thời tiết nóng lạnh mà sẽ chăm sóc cháu khác nhau, đắp mở chăn hay bật quạt để cháu có thể ngủ ngon. Tuy nhiên, đối với những đứa trẻ nhạy cảm thì hành động trên dễ khiến trẻ bị đánh thức làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của cháu.

Và ông bà cũng vậy, với những đứa trẻ nghịch ngợm và dễ thức giấc lúc nửa đêm làm ông bà phải giỗ dành khiến cho giấc ngủ của ông bà bị gián đoạn, khó vào lại giấc.

ông bà

3. Ngủ với ông bà khiến cho trẻ cảm thấy mất an toàn

Vì cha mẹ quá bện rộn mà không có thời gian dành cho con cái mới giao phó việc chăm sóc con cho ông bà vì vậy ông bà và cháu sẽ có rất nhiều thời gian bên nhau.

Thế nhưng mọi đứa trẻ đều có mong muốn bên bố mẹ, nhận được sự chăm sóc, quan tâm và che chở của bố mẹ. Khi bố bố mẹ giao trẻ cho ông bà sẽ khiến trẻ cảm thấy mình không được bố mẹ quan tâm, không có cảm giác an toàn khiến cho trẻ hình thành cảm giác lo lắng, nhạy cảm và tự ti làm cho trẻ không thể phát triển toàn diện.

ông bà

Vào khoảng thời gian đầu đời, khi trẻ còn chưa hiểu biết về những thứ xung quanh như của cải và vật chất thì sự yêu thương và tình cảm từ bố mẹ chính là điều quan trọng nhất. Vì vậy hi vọng dù bố mẹ có bận rộn đến đâu hãy giành thời gian cho những đứa con bé bỏng của mình nhé!

Rate this post