Cây lộc vừng là một trong những loại cây cảnh được trồng phổ biến trong sân vườn của nhiều gia đình. Theo phong thủy của người phương Đông, nó mang nhiều tài lộc, giúp thay đổi vận mệnh cho gia chủ. Dưới đây Mybest sẽ giới thiệu chi tiết hơn về loài cây này cho mọi người cùng biết, cũng như cách trồng và chăm sóc để cây lộc vừng ra hoa nhé!
-
Nội dung chính
Sơ lược về cây Lộc Vừng
Cây Lộc Vừng còn gọi là cây Mưng, có tên khoa học là Barringtonia Acutanggula Gaertn. Thuộc họ cây thân gỗ sống lâu năm, kích thước của nó tùy thuộc vào điều kiện môi tường sống, trung bình là 5-8 met, đường kính khoảng 40cm. Thân cây có vỏ xù xì, lá cây hình bầu dục và có màu xanh thẫm.
Cây lộc vừng khi ra hoa sẽ mọc theo chùm rũ xuống, có màu đỏ tươi trông như những cây pháo giấy ngày Tết. Ngoài ra hoa của nó có thể là màu trắng hoặc màu vàng.
-
Phân loại cây Lộc Vừng
Cây Lộc Vừng hiện nay có rất nhiều chủng loại, tại Việt Nam phổ biến nhất là lộc vừng đỏ, lộc vừng trắng và cây rau vừng (cây Chiếc).
Cây Lộc Vừng đỏ
Đây là loại cây được trông nhiều nhất, bởi màu đỏ rực rỡ của hoa được coi là màu của sự may mắn và tài lộc. Cây lộc vừng đỏ có xuất xứ từ quần đảo Philippines, khu vực Nam Châu Á và 1 phần của Úc.
Cây Lộc Vừng Trắng
Cây Lộc Vừng trắng hay còn gọi là cây Chiếc chùm. Khi ra hoa sẽ có màu trắng mọc theo chùm trông rất đẹp mắt, ngoài ra còn tạo ra một mùi hương thơm thoang thoảng. Vì có màu sắc đẹp mắt nên cũng được lựa chọn để làm cây cảnh trang trí cho không gian sân vườn.
Cây rau vừng (cây Chiếc)
Loại cây này phổ biến ở khu vực miền Nam, sức sống của cây rất tốt, có thể chịu được mặn và chịu hạn vô cùng tốt. Cây rau vừng khá cao và to, tán lá rộng nên được trồng để tạo bóng mát. Loại cây này có sức sống mãnh liệt nên nó tượng trưng cho sự trường tồn, bền vững với thời gian.
-
Ý nghĩa của cây Lộc Vừng theo phong thủy
Cây Lộc Vừng là một trong 4 cây tứ quý Sanh – Sung – Tùng – Lộc. Tên Lộc Vừng với ý nghĩa: Lộc là tài lộc, tiền tài và sự phú quý. Vừng là hạt vừng, ý nghĩa tuy nhỏ nhưng lại nhiều và dồi dào. Nhiều gia đình trồng cây Lộc Vừng nhằm muốn mang lại tài lộc và may mắn cho gia đình. Ngoài ra, gốc của cây Lộc Vừng khá to và bền vững, khó mà đỗ ngã nên nó tượng trưng cho ý chí kiên định, vững chắc. Tuổi thọ của nó cũng khá cao nên được xem như là loài cây mang đến sự sống, sức khỏe cho mọi người.
Màu đỏ của cây Lộc Vừng được cho là mang đến sự may mắn. Đối với những người kinh doanh, thường hay chú ý tới thời gian mà cây Lộc Vừng ra hoa để tranh thủ thời cơ trong việc làm ăn, nếu như cây ra hoa nhiều và sum suê thì ám chỉ cho việc kinh doanh sẽ thuận lợi.
-
Công dụng của cây Lộc Vừng
Không chỉ đơn giản là một cây cảnh, cây Lộc Vừng còn có khá nhiều đặc điểm và công dụng mà nhiều người còn chưa biết đến. Mysbest đã giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về loại cây này.
– Là loại cây có tán to và cao nên được trồng để tạo bóng mát. Cây ra hoa đẹp mắt, nên được trồng để làm tăng tính thẩm mỹ cho các đô thị, công viên.
– Mỗi một bộ phận của cây Lộc Vừng đều không phải là thừa thãi, mà mỗi thứ đều có công dụng của riêng mình. Đặc biệt phải kể đến rễ và vỏ cây, thậm chí là hạt đều được tận dụng trong Đông y và Tây y. Có khả năng chữa bệnh về da và một số bệnh khác.
– Lá và búp non của cây được sử dụng trong ẩm thực, mang lại những món ăn với hương vị lạ miệng, mà bảo đảm rằng bạn sẽ thích mê.
– Là cây dễ dàng điều chỉnh kích thước, nên được nhiều nghệ nhân Bonsai tận dụng để tạo ra những chậu cảnh đẹp mắt và công phu. Bạn có thể dùng làm quà tặng cho các đối tác với ý nghĩa vô cùng tuyệt vời.
-
Cách trồng và cách chăm sóc cây Lộc Vừng một cách tốt nhất
Cách trồng
– Đất trồng: đất để trồng cây tốt nhất là đất thịt được trộn chung với trấu và phân chuồn hoai mục. Lựa những chậu có lỗ thoát nước để nước có thể thoát ra ngoài, tránh bị úng và thối rễ.
– Không gian trồng cây: Lộc Vừng loại cây ưa sáng, vậy nên cần chọn những nơi thông thoáng, để cây có thể hấp thu đầy đủ ánh nắng mặt trời, cho cây phát triển và ra hoa tốt nhất. Nếu bạn trồng cây kiểu Bonsai thì nên trồng trong sân vườn, bởi nó sẽ phù họp với phong thủy.
Cách chăm sóc
– Tưới nước: Khi cây còn nhỏ, bạn chỉ nên tưới một lượng ít nước vừa đủ để cây có đủ độ ẩm. Sau khi cay đã có rễ thì bạn tăng lượng nước tưới lên. Nhưng vẫn ở mức vừa phải với sự phát triển của cây, tránh cho tình trạng cây bị úng nước và mục rễ.
– Bón phân: đối với cây trông chậu thì sẽ cần được chăm sóc kỹ lưỡng hơn cây tự nhiên. Bạn nên chọn phân hữu cơ và DAP để góp phần giúp cây sinh trưởng, phát triển và ra hoa tốt nhất.
-
Những câu hỏi thường gặp về cây Lộc Vừng
– Có nên trồng cây Lộc Vừng trước nhà không?
Chính xác là nên trồng trước nhà. Cửa chính là nơi đón nhận khí trời và các nguồn năng lượng tích cực lẫn tiêu cực. Vì vậy theo nhiều chuyên gia phong thủy, nên trồng cây Lộc Vừng trước nhà, để hấp thu những nguồn năng lượng tích cực, làm giảm đi những năng lượng tiêu cực, tà khí ảnh hưởng không tốt đến gia chủ.
Ngoài ra nên chú ý tới các điều kiện cần để đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt như : ánh sáng và đất trồng, giúp cây ra hoa đẹp rực rỡ hơn, mang lại nhiều nguồn năng lượng hơn.
– Cây Lộc Vừng thường ra hoa vào mùa nào?
Cây Lộc Vừng sẽ có 2 thời điểm để ra hoa. Đợt 1 là tháng 6-7 âm lịch, đợt 2 là tháng 10-11 âm lịch.
– Việt Nam phổ biến cây Lộc Vừng nào?
Như đã tìm hiểu về phân loại cây Lộc Vừng ở trên, thì tại Việt Nam đang phổ biến 3 loại là Lộc Vừng đỏ, Lộc Vừng trắng và cây Rau Vừng.
KẾT
Trên đây là giới thiệu của Mybest về cây Lộc Vừng dành cho những ai có hứng thú với loài cây này. Mang trong mình một ý nghĩa tốt đẹp, còn ngần ngại gì mà không trồng ngay một cây trong sân vườn nhà mình. Chúc mọi người sẽ gặp nhiều may mắn về tài lộc như đúng với tên gọi và ý nghĩa của cây Lộc Vừng này nhé!